Cập nhật ngày 04/10/2022,16:26:34

Chính sách mới về đầu tư, đấu thầu có hiệu lực tháng 10/2022

Phạm vi bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động ĐTXD, phương pháp đánh giá HSDT thông qua tiêu chuẩn đánh giá trong HSMT,.. là những chính sách mới nổi bật về đầu tư, đấu thầu bắt đầu có hiệu lực từ tháng 10/2022.

 chinh-sach-moi-ve-dau-tu-dau-thau-co-hieu-luc-thang-102022-tthpc_BQLDA_04102022

Chính sách mới về đầu tư, đấu thầu có hiệu lực tháng 10/2022
1. Phạm vi bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động ĐTXD

Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành Thông tư 50/2022/TT-BTC ngày 11/08/2022 hướng dẫn Nghị định 119/2015/NĐ-CP quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng và Nghị định 20/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 119/2015/NĐ-CP quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng.

Trong đó phạm vi bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng quy định như sau:

Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường cho các tổn thất của công trình trong thời gian xây dựng phát sinh từ mọi rủi ro, trừ các loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo quy định.

Cụ thể, các loại trừ trách nhiệm bảo hiểm bao gồm:
- Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm chung theo quy định tại Điều 5 Thông tư 50/2022/TT-BTC.
- Tổn thất phát sinh do lỗi thiết kế của nhà thầu tư vấn đối với công trình xây dựng.
- Tổn thất do hiện tượng ăn mòn, mài mòn, oxy hóa.

- Tổn thất do hiện tượng mục rữa và diễn ra trong điều kiện áp suất, nhiệt độ bình thường

(quy định này chỉ áp dụng đối với các công trình xây dựng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 Thông tư 50/2022/TT-BTC).

- Tổn thất do hiện tượng kết tạo vảy cứng như han gỉ, đóng cặn hoặc các hiện tượng tương tự khác (quy định này chỉ áp dụng đối với các công trình xây dựng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Thông tư 50/2022/TT-BTC).

- Chi phí sửa chữa, thay thế, chỉnh sửa khuyết tật của nguyên vật liệu hoặc lỗi tay nghề.

Loại trừ này chỉ áp dụng đối với tổn thất của các hạng mục bị ảnh hưởng trực tiếp, không áp dụng đối với tổn thất của các hạng mục khác là hậu quả gián tiếp do khuyết tật của nguyên vật liệu hoặc lỗi tay nghề.

- Tổn thất hay thiệt hại chỉ phát hiện được vào thời điểm kiểm kê.
Xem chi tiết tại Thông tư 50/2022/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/10/2022.
Link Thông tư 50/2022/TT-BTC

2. Phương pháp đánh giá HSDT thông qua tiêu chuẩn đánh giá trong HSMT

Thông tư 09/2022/TT-BGTVT do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành ngày 22/6/2022 hướng dẫn nội dung về phương pháp, tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu lựa chọn nhà đầu tư theo phương thức đối tác công tư và mẫu loại hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao thuộc ngành giao thông vận tải.

Theo đó, phương pháp đánh giá HSDT thông qua tiêu chuẩn đánh giá trong HSMT bao gồm:
- Đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật (HSĐXKT) đối với dự án áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đàm phán cạnh tranh theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư
+ Kiểm tra và đánh giá tính hợp lệ của HSĐXKT:
Thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 56 Nghị định 35/2021/NĐ-CP
+ Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm

Đối với dự án áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi đã sơ tuyển:
Thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 56 Nghị định 35/2021/NĐ-CP;
Đối với dự án áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi không sơ tuyển, đàm phán cạnh tranh theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Luật PPP, việc đánh giá về năng lực và kinh nghiệm thực hiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư 19/2022/TT-BKHĐT;

Nhà đầu tư có HSĐXKT được đánh giá hợp lệ và đáp ứng về năng lực, kinh nghiệm được xem xét, đánh giá chi tiết về kỹ thuật.
+ Đánh giá chi tiết về kỹ thuật: Thực hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư 19/2022/TT-BKHĐT.
Nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật thì được xem xét, đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại.
Thông tư 09/2022/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/10/2022.


Kim Ngân
Các tin khác:
Chọn ngày